Chào mọi người, ở bài viết này mình sẽ giới thiệu về các level trong kiểm thử phần mềm. Có hơi vội vã khi mình viết đến ngay chuyên mục này, nhưng vì có người thôi thúc mình nên mình viết về nó ngay và luôn đây nè, haha.
Với Test level thì sẽ có 4 cấp độ test lần lượt là: Unit Testing, Integration Testing, System Testing, User Acceptance Testing. Cứ hình ở bên trên và bạn hãy nhớ rằng, với Dev thì quy trình sẽ đi từ dưới lên trên (từ chi tiết đến bao quát), còn Tester sẽ ngược lại nha.

1. Unit Testing:
– Test những hàm riêng lẻ trong chương trình
– Là kiểm thử hộp trắng, thường do Dev thực hiện debugging và fix ngay khi phát hiện.
– Kiểm tra xem các hàm riêng lẻ có chính xác về các yêu cầu chức năng chưa, đã đủ các trường hợp chưa, phần text thông báo lỗi có đúng không, test trên console.
– Các hàm (Function), lớp (Class), thủ tục (Procedure), phương thức (Method).

2. Integration Testing:
– Tích hợp các hàm lại với nhau, có thể là tích hợp nhiều module (module là tập hợp nhiều hàm) hay tích hợp nhiều chức năng.
– Top Down: test từ module mức cao được tích hợp và kiểm tra trước. Ví dụ như thanh menu bar (thường thấy như mục setting có nhiều trường lớn nhỏ lồng nhau) có nhiều lớp, test xem các hành động của cái lớn bên ngoài có được chưa (click được ko, sổ menu con ra đủ ko, …), ko chú trọng nội dung bên trong chức năng con vì cái đó sẽ test cuối. Đa số thường sử dụng loại này để test.
– Bottom Up: module cấp thấp tích hợp và kiểm tra trước. Ví dụ như khi chưa có menu liên kết, hay các trang riêng lẻ chưa hoàn thành, thường thì sẽ được gửi link để test từng trang riêng lẻ sau đó đủ mới tạo menu kết hợp.

3. System Testing:
– Sau khi tích hợp hoàn toàn các module.
– Sử dụng dữ liệu demo (dummy data) để test chứ không dùng dữ liệu thực tế.
– Phần mềm đã hoàn thành và được develop.
– Environment kiểm thử đã sẵn sàng.
– Test tập trung toàn bộ hệ thống, gồm nhiều màn hình qua lại, toàn bộ chức năng trong đó.

4. User Acceptance Testing:
Được thực hiện bởi người dùng cuối để kỉểm tra hệ thống có phù hợp với yêu cầu business không. Có đủ chấp nhận và sẵn sàng để triển khai ra thị trường hay không? Có thể tham khảo 2 loại test bên dưới:
– Alpha testing: sau khi sản phẩm hoàn thành và chuyển giao cho phía Client, họ có thể sẽ yêu cầu một số lượng nhỏ nhân viên của công ty họ sẽ dùng thử cũng như test, cũng có thể sẽ do phía team develop thực hiện test luôn. Đây được coi là test trong nội bộ, test tại tổ chức, trong phạm vi công ty, team…
– Beta testing: Client sẽ phát hành bản chính thức cho người dùng thực tế dùng và phản hồi Bug về team develop và cả cho Client để quản lí Bug. Từ đó sẽ fix bug để có một sản phẩm tốt nhất cho bản chính thức khi ra lò. Ví dụ như Chrome thông báo vào tháng 9 sẽ phát hành Chrome version mới nhưng đến cỡ tháng 6 đã có bản beta trên Google Play, CH Play, App Store, nhưng họ ko chạy quảng cáo rộng rãi. Với bản beta này thì với một số lượng ít người dùng sẽ trải nghiệm và nếu có bất cứ gì không hài lòng hay thấy xuất hiện lỗi sẽ có pop up chẳng hạn, hiển thị ra và hỏi “Bạn có muốn gửi phản hồi góp ý về nhà sản xuất”, từ đó sẽ cải thiện version cho bản chính thức mượt mà hơn.

Đó là một vài chia sẻ nhỏ về Test Level trong bài này. Hãy cùng đón xem những bài viết thú vị khác nữa nhé!

5 4 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments