Automation

Postman – Kiểm thử API dễ dàng Phần 2 (POST)

Một lần nữa xin chào tất cả mọi người, phần 1 Postman vừa ra chưa kịp hết nóng thì mình lại ra tiếp phần 2 cho những bạn quan tâm đây nè. Ở phần 2 này mình sẽ hướng dẫn chạy thử phương thức POST.

Phương thức này được hiểu như là lệnh INSERT trong SQL. Và với một người chưa biết về SQL thì có thể hiểu đây giống như việc ADD (thêm) dữ liệu. Ví dụ lần này mình sẽ sử dụng phương thức POST để call API login của trang web https://choflatsome.com. Và tất nhiên để có thể login thành công bạn cần có tài khoản tại đây. Vậy nên hãy mau truy cập vào url https://choflatsome.com/ ngay và bấm vào nút Đăng Kí để tạo cho bản thân một tài khoản bạn nhé!

Đã có tài khoản tại https://choflatsome.com/ rồi phải không nào? Triển thôi!

Ở phần 1 hướng dẫn về GET mình chỉ mới ví dụ về trường hợp Pass thôi. Còn ở phần này mình sẽ ví dụ về cả Pass và Fail luôn nha.

BẢNG 1

Bảng trên là 3 trường hợp mà bên Back-End của https://choflatsome.com/ đã define ra mà mình tóm gọn lại. Và mình cũng sẽ sử dụng nó để call API đối với mỗi trường hợp.

Tất nhiên cả 3 trường hợp đều sẽ dùng Method: POST
URL đúng:  https://choflatsome.com/auth/login
Bấm chọn tab Body>form-data  điền vào cột KEY lần lượt 2 trường emailpassword. Tại cột VALUE hãy điền giá trị tương ứng đối với email và password, còn điền giá trị gì thì sẽ tuỳ vào trường hợp bạn muốn thử PASS hay FAIL.

Case 1: Login success

-Nhập vào URL đúng: https://choflatsome.com/auth/login
-Điền value tương ứng với 2 trường email đúngpassword đúng vừa đăng kí ở trên tại https://choflatsome.com/  vào cột VALUE.

Rồi sau đó bấm SEND.
Status trả về sẽ là 200 OK. Và nội dung Response trả về như BẢNG 1 ở trên là thành công.

Case 2: Invalid path

-Trường hợp này sẽ thử nếu call API với Url sai nên mình điền vào: https://choflatsome.commm/auth/login
-Các giá trị emailpassword vẫn điền đúng cũng được.

Sau khi SEND thì sẽ nhận được kết quả trả về như dưới đây là đúng:

Case 3: Wrong password

Trường hợp này thì sẽ kiểm tra với password sai. Nên hãy nhập vào Url đúng, email đúngpassword sai nhé.

Và kết quả sẽ trả về với Status Code 203 Non-Authoritative Information như ở BẢNG 1 là đúng.

Thông thường thì với những trường hợp param sai (như email sai, password sai) thì sẽ trả về với mã trạng thái là 400 Bad Request. Với URL không tồn tại thì hay trả về 404 Not Found.

Những mã này sẽ do Back-End define ra và tại choflatsome thì sử dụng Status 203 cho trường hợp param sai nên ở ví dụ này trả về 203 Non-Authoritative Information.

Hi vọng phần ví dụ của Postman phần 2 về method POST sẽ giúp ích cho bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi Phần 2 và chờ phần tiếp theo nữa nhé!

Nếu chưa xem ví dụ về method GET thì có thể ghé lại Phần 1 tại đây!

4.7 11 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
7 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Thành Trung
2 years ago

chừng nào có phần 3 ạ

Nguyen
Nguyen
2 years ago

Hay quá ạ ?

Thịnh Nguyễn
Thịnh Nguyễn
2 years ago

Xịn xò đó bạn 😀

trackback

[…] vọng bài viết hữu ích với bạn. Cùng đón xem phần 2 của Postman với method POST […]